Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Cuộc khởi nghĩa đẫm máu của 'Hoàng đế' Phan Xích Long
Ở Nam bộ vào đầu thế kỷ 20 có nhiều ông đạo tụ binh chống Pháp, trong đó nổi tiếng nhất là Đạo Tưởng và Phan Xích Long. Đạo Tưởng nổi tiếng nhờ có số lượng tín đồ đông đảo, lên đến hàng vạn người, ông đã cùng tín đồ công khai chống Pháp và chết một cách bi tráng. Còn Phan Xích Long nổi tiếng vì dám khởi binh kéo về Sài Gòn cướp chính quyền chỉ với những tín đồ tay không và niềm tin vào bùa phép màu nhiệm của chủ tướng.

 



Về Thất Sơn nuôi chí cứu nước

 

Ông Đạo Phan Xích Long tên thật là Phan Phát Sanh, sinh năm 1893, ở Chợ Lớn (nay thuộc TPHCM), con trai một viên chức cảnh sát ở Chợ Lớn. Thời nhỏ, Phan Phát Sanh làm bồi cho Pháp. Nhìn thấy cảnh thực dân Pháp áp bức dân mình, từ chỗ bất bình, lòng yêu nước dần lớn lên trong Phan Xích Long, ông quyết tâm rời quê nhà đi đến vùng núi huyền thoại Thất Sơn (tỉnh An Giang), tìm thầy học đạo để ra tay cứu nước. Tại đây, ngoài việc học bùa phép, ông còn học được cách chế tạo những quả bom đơn giản cỡ nhỏ. Ông đã tu tịnh để trở thành đạo sĩ trên núi Thất Sơn, trước khi quyết định xưng vương, dấy binh đánh đuổi thực dân Pháp.

 

Trên ngọn Thất Sơn huyền bí, Phan Phát Sanh gặp 2 thanh niên yêu nước khác cũng đi học đạo và tìm “minh chủ” để mưu cuộc đánh đuổi thực dân Pháp, đó là Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp. Để thu hút được đông đảo hội viên, kế tục phong trào yêu nước Cần Vương, Phan Phát Sanh tự cho mình là con vua Hàm Nghi, tự phong là “Đông cung”, rồi tôn là “Phan Xích Long hoàng đế”. Ban đầu, Phan Xích Long đặt “kinh đô” ở Cần Vọt (Cao Miên). Tại đó, ông quyên góp tiền từ các tín đồ, cất một ngôi chùa để làm nơi tụ họp, lập hội kín, chế tạo lựu đạn, in truyền đơn kêu gọi mọi người chống thực dân Pháp cứu nước.

 

Sau đó, ông chuyển “kinh đô” về nước, lập căn cứ ở vùng núi Thất Sơn. Nhiều nông dân nghèo, dân giang hồ tứ chiếng có tinh thần yêu nước đã về dưới trướng “Phan Xích Long hoàng đế” trong một tổ chức gọi là “hội kín”. Hội kín của Phan Xích Long được tổ chức theo mô hình Thiên Địa hội do những Hoa kiều “phản Thanh phục Minh” du nhập vào nước ta. Đây là phong trào yêu nước mang màu sắc tôn giáo phát triển bí mật và mạnh mẽ ở đất phương Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trên núi Thất Sơn, chủ tướng Phan Xích Long và các tín đồ chuẩn bị kế hoạch kéo binh về Sài Gòn đánh chiếm cơ quan đầu não của thực dân Pháp, giành độc lập cho nước Nam, thống nhất giang sơn.




Cuộc khởi nghĩa bất thành

 

Theo kế hoạch, chủ tướng Phan Xích Long sẽ dùng lực lượng lớn là những tín đồ - hội viên hội kín ở Chợ Lớn và tỉnh Long An - đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền thực dân ở Sài Gòn. Cùng lúc, các hội kín ở các tỉnh khác cũng sẽ nổi dậy giành chính quyền. Thực hiện kế hoạch, đêm 23 rạng sáng 24 tháng 3 năm 1913, Phan Xích Long cho các “cận thần” đặt 8 trái bom tự tạo có hẹn giờ ở một số cơ quan chính quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn và Chợ Lớn. Cùng lúc, một lực lượng tín đồ khác chia nhau đi rải truyền đơn và dán bản hịch khởi nghĩa trong khắp thành phố. Theo kế hoạch, Phan Xích Long sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn tuần hành trên đường phố Sài Gòn kéo dài đến Chợ Lớn. Các hội viên Hội kín sẽ ném bom và lựu đạn tự tạo vào các đồn binh Pháp để gây tiếng vang và mở đường cho cuộc biểu tình. Khi cuộc biểu tình lên đến đỉnh điểm, “hoàng đế Phan Xích Long” sẽ xuất thế, giải cứu nước Nam khỏi ách thực dân.

 

Thế nhưng, chưa tới “giờ G”, khi bom chưa nổ, nhà cầm quyền Pháp đã phát hiện được kế hoạch của Phan Xích Long nên tung quân đi tháo gỡ các bản hịch và lùng bắt quân khởi nghĩa. Lính Pháp bắt được nhiều tín đồ khi họ đang kéo quân vào Chợ Lớn với kiểu đồng phục “quần đen, áo trắng, khăn trắng quấn cổ”, tay không cầm vũ khí. Chủ tướng Phan Xích Long và phó tướng Nguyễn Hữu Trí được các tín đồ đưa đi chạy thoát. Nhưng sau đó Phan Xích Long bị bắt ở Phan Thiết. Từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 11 năm 1913, Tòa án Sài Gòn mở phiên tòa đại hình xét xử những người khởi nghĩa bị bắt. Phiên tòa đã kết án 57 người, trong đó 6 người bị án chung thân khổ sai, gồm cả Phan Xích Long và Nguyễn Hiệp.

 

Phan Xích Long và các nghĩa sĩ bị giam cầm ở Khám lớn Sài Gòn (Maison Centrale de Saigon), là nhà tù lớn nhất Nam kỳ khi ấy. Khám Lớn Sài Gòn được xây trên mảnh đất vốn là chợ Cây Da Còm, giới hạn bởi bốn con đường Lagran dière (nay là đường Lý Tự Trọng), Mac Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Espagne (Lê Thánh Tôn) và Filippini (Nguyễn Trung Trực). Năm 1953, chính quyền Bảo Đại xây khám Chí Hòa thay thế và phá hủy Khám Lớn Sài Gòn. Khu vực ấy hiện nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều nhà yêu nước và cách mạng nổi tiếng đã từng bị giam giữ tại Khám lớn Sài Gòn như: Nguyễn An Ninh, Phan Xích Long, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lý Tự Trọng...

 

Cuộc giải cứu đẫm máu

 

Cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long tuy thất bại nhưng đã gây chấn động Sài Gòn và cả Nam kỳ, làm rung động những trái tim yêu nước và giới giang hồ mã thượng ở Sài Gòn. Dù chủ tướng Phan Xích Long bị giam cầm trong ngục, nhưng bên ngoài các hội viên của ông vẫn bí mật hoạt động và chờ cơ hội là ra tay cứu chủ tướng. Phó tướng Nguyễn Hữu Trí và các cận thần của Phan Xích Long tiếp tục sự nghiệp cứu nước của chủ tướng Phan Xích Long, tiếp tục thu hút tín đồ.

 

Năm 1916, thực dân Pháp bị bại trận trong Thế chiến I. Đánh giá thời cơ đã đến, Nguyễn Hữu Trí và ban tham mưu lên kế hoạch tấn công Khám Lớn Sài Gòn để giải cứu chủ tướng Phan Xích Long cùng các nghĩa sĩ và đánh đuổi thực dân Pháp. Đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1916, với khẩu hiệu "Cứu Đại ca", khoảng 300 hội viên từ các tỉnh thành Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Long An, Biên Hòa, Thủ Dầu Một… do Nguyễn Hữu Trí đứng đầu, bí mật đi thuyền trên sông, hội quân về Sài Gòn, đổ bộ lên bờ. Từ hàng chục chiếc thuyền buôn đang đậu trên sông cầu Ông Lãnh, họ giở khoang, vứt bỏ lá ngụy trang, nhảy lên bờ với áo đen, quần trắng, khăn trắng quấn cổ, cổ mang phù chú, tay cầm đủ thứ binh khí chia làm ba nhóm tiến về trung tâm thành phố để phá Khám Lớn Sài Gòn, chiếm dinh Thống đốc Nam Kỳ, đánh kho đạn, phá nhà đèn...

 

Nhóm thứ nhất đụng đầu lính Pháp, các nghĩa sĩ vừa tấn công vừa thét lớn “Giết hết lũ Pháp đi!”. Hai nhóm còn lại xông vào khám. Với vũ khí chủ yếu là gươm giáo, mã tấu thô sơ, các nghĩa sĩ không thể đương đầu với súng đạn của bọn lính Pháp bảo vệ khám. Trước sự đàn áp khốc liệt của kẻ thù, 19 nghĩa sĩ đã hy sinh ngay trong đêm phá khám, trong đó có vị quân sư mưu lược Nguyễn Hữu Trí, nhiều nghĩa sĩ bị bắt. Bất kỳ ai mặc quần đen áo trắng buổi sáng ấy, đang lẩn quẩn ở khu vực quanh Khám lớn Sài Gòn đều bị bắt. Lúc bấy giờ, ngoài lực lượng đi tấn công, còn có các lực lượng khác ở xung quanh Sài Gòn chờ phối hợp, nhưng vì không thấy có hiệu lệnh như đã định nên rút lui, nhờ vậy họ không bị bắt.

 

Cuộc phá ngục giải thoát Phan Xích Long bất thành, nhưng đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước. Thực dân Pháp vừa truy lùng lực lượng khởi nghĩa, vừa đưa ra tòa kết tội những người bị bắt. Phiên tòa đại hình Sài Gòn ngay sau đó đã kết án Phan Xích Long cùng 37 nghĩa sĩ của ông bản án tử hình và đưa đi hành quyết ngay sau đó để thị uy những người chống đối, vào ngày 22.2.1916.

 

Như vậy, trong sự kiện hào hùng và bi thương này có 57 nghĩa sĩ đã hy sinh. Tất cả đều được chôn tại nghĩa địa Đất Thánh Chà ở giữa đường Võ Thị Sáu và chợ Tân Định hiện nay. Riêng vị thủ lĩnh trẻ tuổi Phan Xích Long ngã xuống trên pháp trường của quân thù khi ông mới 23 tuổi, để lại niềm thương tiếc lẫn nể phục trong lòng những người dân Việt yêu nước. Tên tuổi Phan Xích Long cũng đã trở thành tên chung cho những hội viên Hội kín yêu nước đã bỏ mình vì đại nghĩa. Cuộc khởi nghĩa này được các sử gia gọi là "Quái kịch Phan Xích Long ở Nam Kỳ”. Để tưởng nhớ nghĩa khí của họ, từ lâu tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác đã đặt tên đường Phan Xích Long.

 

Dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Phan Xích Long đã gây tiếng vang lớn. Trong tác phẩm "Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa hội và cuộc Minh Tân", nhà văn Sơn Nam viết: “Thực dân không ngờ Thiên Địa hội vốn là những nhóm lẻ tẻ ở địa phương lại được chỉ huy khá thống nhất và cuộc khởi nghĩa khá đồng loạt, như để hỗ trợ cho nhau. Những người tham dự khởi nghĩa đều có tinh thần chiến đấu rất cao, họ tin vào bùa phép, tin rằng sắp đổi đời, tận thế, động đất, núi lở thành sông, bệnh dịch xảy ra, người chết không còn ai chôn, ai đeo bùa thì sống”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Những vị vua học vấn uyên thâm nhất lịch sử Việt Nam (29-06-2016)
    Quan võ thời xưa được thi tuyển như thế nào? (21-06-2016)
    Việt Nam sẽ thế nào nếu vua Quang Trung sống lâu hơn? (14-06-2016)
    Chuyện về đội nữ binh bí mật của vua Thành Thái (08-06-2016)
    Cuộc hành hình lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam (01-06-2016)
    Đại Việt thời Trần đã 'thoát Trung' như thế nào? (26-05-2016)
    Vua Duy Tân: Nước bẩn thì lấy máu mà rửa (17-05-2016)
    Thành Đa Bang và trận đánh quyết định số phận nhà Hồ (10-05-2016)
    10 chiến dịch quân sự khó tin trong lịch sử Việt Nam (05-05-2016)
    Vì sao Thanh Hóa là cái nôi sản sinh vua chúa Việt? (28-04-2016)
    Ẩn số lịch sử về Hùng Kính Vương - vị Vua Hùng thứ 19 (21-04-2016)
    Một cái nhìn về cuộc cải cách chính trị của Hồ Quý Ly (13-04-2016)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (06-04-2016)
    Cuộc sinh tồn và sự thất truyền của văn minh Việt cổ (02-04-2016)
    Những nhà sáng chế nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (30-03-2016)
    Chuyến đi sứ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (27-03-2016)
    Truyền thống thạo thủy chiến của dân tộc Việt Nam (22-03-2016)
    Ẩn số về núi Nùng huyền thoại của kinh thành Thăng Long (18-03-2016)
    Chuyện nàng công chúa lấy 2 vua đối địch làm chồng trong sử Việt (11-03-2016)
    14 lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc (07-03-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152746077.